gio hang0

Tin tức

Làm Thế Nào Để Chăm Sóc Cho Bé Khi Trẻ Khóc Đêm?

Làm Thế Nào Để Chăm Sóc Cho Bé Khi Trẻ Khóc Đêm?


Trong chăm sóc con nhỏ, chắc hẳn các bậc làm cha làm mẹ đôi khi tỏ ra bối rối hoặc bất lực trước mỗi lần quấy khóc của con nhỏ, có rất nhiều câu hỏi trong quá trình chăm sóc bé yêu nhà mình, trong đó một trong các vấn đề gây thắc mắc và băn khoăn nhiều nhất là vấn đề khóc đêm thường xuyên của trẻ.

Tại sao trẻ lại hay khóc đêm?

Hiện tượng khóc đêm là do sự tăng nhu động ruột (sự chuyển động của các quai ruột trong quá trình tiêu hóa) một cách bất thường ở trẻ. Thông thường hiện tượng khóc đêm xảy ra ở trẻ ở độ tuổi dưới 6 tháng tuổi. Bình thường các nhu động ruột được điều hòa một cách đều đặn và không gây đau cho trẻ, tuy nhiên vì một vài lý do mà các quai ruột tăng hoạt động dẫn tới sự tăng nhu động một cách không đều, gây ra hiện tượng đau bụng dữ dội ở trẻ khiến trẻ buộc phải khóc cho đến khi hết đau bụng. Hiện tượng này thường xảy ra ban đêm nên gọi là khóc đêm.

Thời gian cơn gào khóc của bé thông thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 5 phút đến 30 phút, lặp đi lặp lại trong đêm và diễn ra một cách thường xuyên, trong khi ban ngày trẻ vẫn hoạt động, sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ bình thường. Các cơn khóc đêm có thể diễn ra một cách dữ dội nhưng không gây nguy hiểm cho bé. Một khi trẻ đạt độ tuổi lớn hơn (thường là trên 6 tháng tuổi), nhu động ruột của bé yêu nhà mình sẽ được hoàn thiện, đến lúc đó các triệu chứng hiện tượng khóc đêm không còn nữa, trẻ trở lại trạng thái sức khỏe bình thường.

 

Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra hiện tượng khóc đêm ở trẻ

Nguyên nhân có thể kể đến là khi trẻ bú chưa hết một bên bầu vú đã bị chuyển sang bầu vú bên kia. Khi trẻ bú một bên vú, càng bú thì trẻ càng nhận được nhiều chất béo từ sữa mẹ hơn, nếu mẹ vô tình bắt bé chuyển sang bú bầu vú bên kia (trong trường hợp chưa bú hết một bên vú) thì bé sẽ không được hấp thu được nhiều chất béo, thay vào đó đa phần là nước đường. Chính vì vậy trẻ không thu nạp được đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn tới nhanh bị đói (đặc biệt là ban đêm) và cần bú liên tục.

Một hậu quả nữa khi chuyển bé sang bú bầu vú bên kia khi chưa bú hết một bầu vú là bé yêu sẽ phải nhận một lượng lớn đường lactose. Vì bé còn nhỏ nên chưa có đầy đủ các protein giúp tiêu hóa và hấp thụ lactose nên sẽ có triệu chứng không dung nạp lactose như khóc, đi tiêu phân xanh, lỏng hoặc có nhiều bọt khí, …

Làm thế nào để chăm sóc cho bé yêu khi bị khóc đêm?

Theo các công trình nghiên cứu y khoa của các chuyên gia nhi khoa hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp nhất định giúp cho bé giảm bớt cơn khóc đêm. Đôi khi việc bé khóc liên tục sẽ dễ khiến cho mẹ hoặc bố trở nên lo lắng, thiếu ngủ, qua đó trở nên nóng tính và mất bình tĩnh.

Khi bé khóc, tốt nhất các bậc phụ huynh cần phải đảm bảo chắc rằng là bé không bị đói. Tốt nhất nên giữ phòng ốc được thông thoáng để bé có được sự thoải mái, và cần giữ yên tĩnh để bé có một giấc ngủ ngon giấc.

 

Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn cứ liên tục khóc thì các bậc làm cha làm mẹ   có thể áp dụng một số phương pháp sau đây.

  • Cho bé dùng bình sữa, tránh không cho trẻ nuốt phải khí (do dễ bị chướng bụng dẫn tới biếng ăn).

  • Có thể cho bé tắm dưới làn nước ấm cũng giúp cho bé đỡ đau bụng hơn và thoải mái.

  • Tương tự, giữ bọc khăn giữ ấm cho trẻ để nhu động ruột trở nên ổn định hơn.

  • Massage bụng giúp cho bé đỡ đau bụng và cảm thấy được yêu thương.

Tin liên quan

THỜI TRANG TRẺ EM CAO CẤP ROYAL FASHION

Tên viết tắt : ROYAL FASHION